Ngày nay nhu cầu sử dụng xe đẩy hàng của người tiêu dùng rất cao đặc biệt là ở các kho hàng, nhà xưởng xe đẩy đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hành hóa. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại xe đẩy hàng đến từ các thương hiệu, xuất xứ khác nhau. Do đó bài viết sau đây sẽ tổng hợp cho bạn những kinh nghiệm quý giá khi mua thiết bị xe đẩy chuyên dụng này
Chọn thương hiệu uy tín, nhà cung cấp đáng tin cậy
Chọn thương hiệu uy tín, nhà cung cấp đáng tin cậy
Điều đầu tiên bạn nghĩ đến mua xe day hang là chọn xe của thương hiệu nào? Thương hiệu xe đẩy hàng loại nào tốt nhất hiện nay? Trên thị trườn có xe đẩy hàng giá rẻ mà chất lượng tốt không? Địa chỉ bán xe đẩy hàng uy tín tại Hà Nội, TPHCM… ?
Khảo sát trước các thông tin trên sẽ giúp bạn có thông tin cơ bản nhất về thị trường xe đẩy, đồng thời cũng biết về chế độ bảo hành, bảo trì, bảo dường hay khuyến mãi của nhà cung cấp. Nên chọn những Đại lý cấp 1 của thương hiệu mà bạn cần mua để đảm bảo hàng chính hãng.
Bạn cũng không nên quá tập trung vào giá xe đẩy hàng, bởi những chiếc xe đẩy hàng giá rẻ quá sẽ khó đảm bảo về tải trọng. Chưa kể chất lượng sàn xe và bánh xe không đảm bảo là nguy cơ tiềm ẩn hỏng hóc cũng như hư hại đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng sau này.
Advindeq Đài Loan, Jumbo Thái Lan, Sumo Nhật Bản … là những thương hiệu đã vào Việt Nam khá lâu và được khách hàng trải nghiệm. Tùy theo số tiền mà bạn đầu tư để chọn thương hiệu xe đẩy hàng hợp lý. Chọn đúng loại xe đẩy hàng phù hợp
Để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc và đảm bảo an toàn cho hàng hóa, bạn cần nghĩ đến chính là chọn loại xe đẩy hàng nào phù hợp? Phù hợp với kích thước, cân nặng hàng hóa cần chuyên chở. Phù hợp với đoạn đường mà xe đẩy hàng sẽ di chuyển qua. Phù hợp với điều kiện đầu tư của cá nhân hay doanh nghiệp… Chọn được loại xe phù hợp là bạn đã đảm bảo được 50% về độ an toàn cũng như hiệu quả.
Chọn tải trọng xe đẩy phù hợp
Chọn tải trọng xe đẩy phù hợp
Tải trọng xe phù hợp, tức là bạn chọn loại xe có thể chở được khối lượng hàng hóa theo nhu cầu của mình.
Trước khi đưa hàng hóa lên xe, bạn cần biết tải trọng tối đa mà chiếc xe có thể chở được. Bạn có thể tìm thấy nó trên thông số kỹ thuật hoặc catalog của xe
Ở đây, bạn sẽ tìm thấy tên model, xuất xứ, chất liệu sàn xe, tải trọng, thiết kế xe, kích thước của xe, tổng tải trọng xe (GVW). Con số này chính là trọng lượng tối đa mà chiếc xe có thể giữ được cân bằng khi di chuyển.
Loại 100 – 150kg (vừa và nhỏ)
Loại 300kg (trung bình)
Loại 400 – 600kg (lớn)
Loại trên 600kg…
Thông thường khi lựa chọn xe đẩy hàng, bạn nên lựa chọn tải trọng cao hơn một chút so với yêu cầu hoạt động. Ví dụ: Nếu tải trọng hàng của bạn khoảng 100kg, thì bạn có thể lựa chọn loại xe từ 100 – 150kg. Việc này đảm bảo xe day của bạn hoạt động trong trạng thái vừa và đủ tải, giúp xe có thể hoạt động bền bỉ, tránh trường hợp xe bị quá tải.
Bánh xe
Chất liệu và thiết kế bánh xe cũng cực kỳ quan trọng vì bánh xe không chỉ chịu toàn bộ tải trọng của xe khi di chuyển mà còn quyết định chiếc xe này có dễ điều chỉnh hay không. Bánh xe tốt không chỉ có chất liệu tốt mà vòng bi và và các chi tiết cũng cần thiết kế chuẩn không ăn bớt. Lốp xe: Có các loại lốp xe:
Lốp đặc: Ưu điểm: Không lo bị thủng xăm, chạy khi nào mòn thì thay. Đây là loại phổ biến nhất, rất an toàn khi dùng trong nhà xưởng, bến tàu, sân bay, bến cảng… Tuy nhiên, hạn chế duy nhất là xe di chuyển không êm nếu đi ở đường gồ ghề.
Lốp không tạo vết: Ưu điểm không để lại vết khi di chuyển, đánh lái. Hạn chế: Giá thành đắt, ít thiết kế. Phù hợp với những công ty điện tử có nền nhà xưởng sạch sẽ.
Dù thiết kế của chiếc xe đẩy hàng của bạn như thế nào, thì cách bạn vận chuyển hàng hóa lên xuống và sắp xếp chúng cũng sẽ quyết định sự an toàn khi bạn lái xe.